Quà tặng mỹ nghệ, quà tặng sự kiện, quà tặng trống đồng
  • nguyenviet109@gmail.com
  • 08:00 - 18:00
  • 0986.896.995

Dơi phong thủy, dơi ngậm tiền tọa trái đào, dơi phúc đồng

Trong tiếng Trung Quốc, từ “dơi” và từ “phúc” là đồng âm. Chính vì vậy, dơi (còn gọi là phúc thử) trở thành con vật tượng trưng cho sự cát tường. Con dơi gắn với đồng tiền là hình ảnh dẫn phúc chiêu tài, dùng hóa giải các sao xấu…

Kích thước: Dài 13cm – 18cm

Chất liệu: Đồng thanh khiết

dơi phong thủy, dơi đồng, dơi phúc đứng đào, dơi ngậm tiền

 

Ý nghĩa

Người Trung Quốc quan niệm con dơi là loại thú tốt lành, họ gọi con dơi là phúc thử (tức là chuột túi) vì hình dáng nó giống con chuột. Chữ phúc trong “Con dơi” đồng âm với chữ phúc trong tốt phúc, nên với người Trung Quốc con dơi là biểu tượng của có Phúc. Hình ảnh 5 con dơi tượng trưng cho ý nghĩa “Ngũ phúc Lâm môn”. Ngoài ra với chất liệu gỗ thơm đặc biệt, căn phòng sẽ tránh được các loại côn trùng các.

Mẹo thuật dân gian
Treo trong nhà, hoặc trước cửa.

Dũ Lan LÊ ANH DŨNG

Sống thọ để hưởng phúc lộc vẫn là ước muốn muôn thuở muôn phương của nhân loại. Người Trung Hoa dùng chữ thọ viết cách điệu để làm hoa văn trang trí nhà cửa, đồ đạc, y phục.

 

Hình 1: Hoa văn chữ thọ

Chữ thọ cách điệu thành hình tròn còn được kết hợp với một vòng tròn bao quanh gồm năm con dơi và năm chữ vạn (swastika) xen kẽ nhau.

 

Hình 2: Chữ thọ, năm con dơi, năm chữ vạn

 

Con dơi chữ Hán gọi là bức, đọc cùng âm [fú] với chữ phúc, phước theo nghĩa may mắn, phúc lành. Năm con dơi tức là ngũ phúc, gồm có: (1) Thọ, là sống lâu; (2) Phú, là giàu có; (3) Khang ninh, là bình an; (4) Du hiếu đức, là có lòng ưa thích đạo đức; (5) Khảo chung mệnh, sống lâu cho tới hết đời.

Chữ vạn là biểu tượng cho sự tốt lành (cát tường). Nhưng vạn còn đồng âm với chữ vạn (10.000) với nghĩa là vô số.

Như vậy, đặt chữ thọ trong vòng năm con dơi và năm chữ vạn hàm nghĩa ao ước hay cầu chúc được hưởng ngũ phúcvạn thọ (sống lâu muôn tuổi).

* * *

Mơ ước sống thọ của con người còn được biểu hiện qua hình ảnh Thọ tinh, là một vị tinh quân (thần sao) mà người Việt quen gọi là ông Thọ. Một hãng sữa hộp ở Việt Nam đã khôn khéo lấy hình ảnh Thọ tinh in lên nhãn, ngụ ý tạo ra ấn tượng uống sữa Ông Thọ thì bổ dưỡng, sống lâu.

Thọ tinh là một trong bộ ba vị tinh quân (Tam tinh) là Phúc, Lộc, Thọ.

 

Hình 3: Tam tinh

Theo truyền thuyết Thọ tinh ngự tại Nam cực, do đó Thọ tinh còn có danh hiệu là Nam cực tiên ông hay Nam cực Thọ tinh hay Nam tào. Đây là ông tiên chuyên giữ bộ sinh (coi về tuổi thọ con người). Đối lập với Thọ tinh (Nam tào) là Bắc đẩu, chuyên giữ bộ tử (coi về tuổi chết con người). Nam tào Bắc đẩu vì thế là một cụm từ thường đi kèm với nhau. Theo nhiều truyện cổ, hai ông tiên này hay ra thạch bàn đánh cờ với nhau: Nam tào mặc áo đỏ, ngồi xoay mặt về hướng bắc; Bắc đẩu mặc áo trắng, ngồi xoay mặt về hướng nam.

Thọ tinh trong tranh vẽ là ông lão cao ráo, mảnh khảnh, đôi chân mày bạc, râu dài bạc phơ, đầu hói và dài, miệng cười hiền hòa, có thể kèm thêm một chú bé con (đồng tử, tiểu đồng) theo hầu.

Một tay Thọ tinh cầm gậy, sần sùi những mắt gỗ, có lẽ làm từ rễ cây của một cổ thụ đã sống rất nhiều năm; tay kia Thọ tinh cầm quả đào. Có khi Thọ tinh chỉ cầm một trong hai món này.

 

Hình 4: Tượng gỗ Thọ tinh cầm trái đào

Trái đào tượng trưng cho sự trường sinh bất tử, liên hệ tới truyền thuyết về quả bàn đào ở vườn đào tiên của Tây vương mẫu, cứ ba ngàn năm mới trổ bông, ba ngàn năm mới kết trái, ba ngàn năm mới chín, ăn được quả bàn đào thì trường sinh bất tử. Truyện Tây du của Ngô Thừa Ân đã kể rất ly kỳ chuyện Tôn Ngộ Không quậy phá tưng bừng làm tan hoang Hội yến Bàn đào của Tây vương mẫu.

Nhiều gia đình tổ chức lễ thượng thọ cho cha mẹ, ông bà vì thế còn đặt làm loại oản bột nặn hình quả đào, nhuộm phẩm màu phơn phớt hồng, ra ý hiến đào là dâng thêm tuổi thọ cho người thân.

Có khi vẽ Thọ tinh sinh ra từ quả đào, do hai tiểu đồng khiêng đi.

Vì trái đào là biểu tượng cho trường sinh cho nên có khi người ta vẽ ba trái đào nằm giữa năm con dơi, với ý nghĩa mong ước hay cầu chúc trường sinh bất tử và hưởng được ngũ phúc. Số ba và số năm là số dương (mà dương là tốt đẹp, đối lập với âm là xấu). Số ba cũng do ảnh hưởng của Đạo đức kinh: “Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật.” Vậy thì số ba hàm nghĩa sinh sinh hóa hóa, sinh sôi nảy nở, là sức sống bất diệt.

 

Hình 5: Ba trái đào và năm con dơi

Nếu tranh vẽ Thọ tinh kèm theo tiểu đồng, thì có khi tiểu đồng quảy trên vai một chùm hai hay ba trái đào tiên to tướng, có khi vẽ tiều đồng cầm mấy nhánh cỏ linh chi.

Cỏ linh chi cũng tượng trưng cho tuổi thọ, vì theo truyền thuyết linh chi là tiên dược, có thể cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh. Truyện kiếm hiệp Trung Hoa vì thế đôi khi lồng thêm những trận ác đấu long trời lở đất của quần hùng cao thủ, không phải để tranh giành bí kíp võ lâm mà chỉ cốt để chiếm đoạt linh chi mọc ngàn năm trên núi Côn Lôn hay đỉnh Thiên Sơn tuyết phủ, hoang vu heo hút, ăn được linh chi này thì gia tăng nội công, nội lực.

Đôi khi tranh vẽ Thọ tinh cỡi trên lưng hay đứng bên cạnh một con hươu sao hoặc con nai. Hươu hay nai chữ Hán gọi là lộc, đọc cùng âm [lù] với chữ lộc theo nghĩa bổng lộc, tài lộc, lợi lộc… Có khi vẽ con hươu miệng ngậm vài nhánh cỏ linh chi để liên hệ thêm ý nghĩa trường sinh. Thọ (sống lâu) đọc cùng âm [shòu] với chữ thọ, thụ theo nghĩa thọ nhận, nhận được.

 

Hình 6: Thọ tinh cỡi hươu

Có khi tranh vẽ một con dơi bay gần Thọ tinh, để liên hệ nghĩa phúc, phước (may mắn, phúc lành).

Thế nên, treo tranh Thọ tinh cỡi hươu, kèm thêm quả đào, con dơi, thì ngoài công dụng trang trí chủ nhà còn hàm ý mong ước vừa được sống lâu vừa được thọ hưởng nhiều tài lộc, may mắn. Tặng ai tranh này tức là kín đáo cầu chúc cho họ sống thọ, hưởng cả lộc lẫn phước.

* * *

Từ ước mơ được sống lâu, hưởng phước lộc, người xưa đã cụ thể hóa cái ý tưởng trừu tượng thành những hoa văn, tranh vẽ, pho tượng cụ thể, hoặc để trang trí y phục hoặc nhà cửa, để làm quà chúc mừng nhau thay cho lời chúc ở cửa miệng hay trên tấm thiệp. Cuộc sống vì thế phong phú hơn, văn hóa hơn.

Trong phong thuỷ thì hồ lô là vật khí không thể thiếu để hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ.

Trong phong thuỷ thì hồ lô là vật khí không thể thiếu để hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ.

Hồ lô là vật dụng chuyên dùng để đựng rượu, đựng nước, thường có hình trái bầu.Chúng ta thường thấy ông Thọ luôn đeo hồ lô trên người. Vì vậy hồ lô là biểu tượng của sự an lành và sức khoẻ.

Hồ lô được làm bằng thuỷ tinh trong vận 8 là cát khí mang lại sức khoẻ may mắn. Hồ lô treo có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ chống lại bệnh tật. Tốt nhất là treo ở phương vị Thiên Y.

Dùng hồ lô treo bên cạnh giường ngủ hoặc trong phòng ngủ, treo trên xe ô tô sẽ mang lại bình yên và sức khoẻ cho gia chủ, tránh được rất nhiều bệnh tật. Nếu trong nhà có người mắc bệnh lâu ngày, ngoài thuốc thang chăm sóc, các nhà phong thuỷ khuyên nên treo 3 hồ lô ở đầu giường người bệnh để chóng khoẻ mạnh.

Hồ lô đặc biệt thích hợp dùng cho nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, hãy treo hồ lô bên cạnh chiếc nôi của trẻ, sẽ tránh được bệnh tật và khóc dạ đề cho trẻ. Hồ lô cũng là quà tặng đầy ý nghĩa cho những gia đình có người ốm đau hoặc có người già với hy vọng mang lại sức khoẻ và trường thọ.

Ngũ hành: Thổ

Mẹo dùng dân gian: Treo ở giường ngủ, phòng ngủ, xe ôtô,…

==============================

hồ lô, hồ lô đồng, hồ lô bát tiên, hồ lô phong thủy, phong thủy, vật phẩm phong thủy

BÁT TIÊN
Bát tiên (tám vị tiên) là đồ án phổ biến trong mỹ thuật phẩm Trung Quốc. Đó là tám vị tiên Đạo giáo mà sự tích được viết trong sách Đông du bát tiên. Mỗi vị tiên được coi là “thần” của ngành nghề hay “thần bảo hộ” của một đối tượng cụ thể nào đó và mỗi vị thường cầm một vật báu có ý nghĩa tượng trưng riêng.

 

1. Lý Thiết Quài: Người ăn mày thọt chân, chống cái nạng sắt, mang (hoặc cầm) cái bầu trói, ở đó thoát ra cái tinh anh của ông.

 

2. Hàn Tương Tử: Tiên đồng thổi sáo. Được coi là thần của các nhạc công.

 

3. Hán Chung Ly: (còn gọi là Chung Ly Quyền) – 鐘離權:

Cầm quạt lá vả, đôi khi thêm quả đào tiên.

4. Lâm Thái Hòa: Cầm một giỏ hoa. Được coi là thần của những người bán hoa.
5. Lữ Đồng Tân: Tay cầm phất trần và đeo kiếm trên vai. Được coi là thần y dược.
6. Trương Quả Lão: Cầm một thứ nhạc khí kỳ lạ.

 

7. Tào Quốc cữu : Tay cầm sênh (còn gọi là sanh, hay sinh) một loại nhạc khí. Được coi là thần của các nghệ sĩ.

 

8. Hà Tiên Cô : Cầm một cái vợt cán dài (hay một ngó sen). Được coi là thần bảo hộ gia đình.

 

Đồ án ‘Bát tiên’ biểu trưng cho sự trường sinh bất tử. Do đó, có đồ án ‘bát tiên hiếu thọ’ (tám ông tiên hiến sự sống lâu).

================================================== ===============

hồ lô, hồ lô đồng, hồ lô bát tiên, hồ lô phong thủy, phong thủy, vật phẩm phong thủy

Bát Tiên là 8 vị Tiên trong truyền thuyết Trung Quốc (Hà Tiên Cô, Lam Thái Hòa, Trương Quả Lão, Hớn Chung Ly, Lý Thiết Quài, Lã Đồng Tân, Tào Quốc Cữu, Hàn Tương Tử), tài phép vô song, chuyên Trảm yêu Trừ ma, tạo phúc trong tánh. Trong Phong Thủy, 8 vị Bát Tiên này tượng trưng cho sự trấn giữ 8 hướng, cho nên bày trí Bát Tiên trong nhà dù dưới hình thức nào (tranh, tượng, hồ lô Bát Tiên, dĩa Bát Tiên…) cũng mang lại sự tốt lành cả.
Hồ lô có tính Hút, nên việc dùng Hồ lô để Hóa Giải hay kích hoạt cũng dùng tính năng này.

Hồ lô Bát Tiên là loại Pháp Khí của Mật Tông Tây Tạng cũng lợi dụng tính năng hút này, nó có công dụng kích hoạt Vượng Khí rất tốt, và công năng trừ tà mạnh nhờ vào hình tượng Bát Tiên. Cho nên việc đặt Hồ lô Bát Tiên phải tìm vị trí Vượng Khí thích hợp để đặt nó, không thể đặt bừa bãi.

 

Hươu đồng, hươu phong thủy, đôi hươu, con hươu, phong thủy gia, vật phổng phong thủy, đồ phong thủy

kích thước  Cao 15cm, 20cm, 25cm, 35cm, 50cm, 70cm
Làm màu xanh giả cổ, thích hợp trong việc bày trí nhà thờ

Ngoài ra còn có đồng vàng và đồng đỏ giả cổ.

Hươu đồng, hươu phong thủy, đôi hươu, con hươu, phong thủy gia, đồ phong thủy, Hươu đồng phong thủy, vật phẩm phong thủy, mang lộc tới nhà Hươu đồng, hươu phong thủy, đôi hươu, con hươu, phong thủy gia, đồ phong thủy, Hươu đồng phong thủy, vật phẩm phong thủy, mang lộc tới nhà

Chữ “hươu” trong tiếng Hoa được đọc là “lu”, phát âm hơi giống một chữ Hoa khác là “Lộc”, có nghĩa “thu nhập tốt và giàu có”. Chính vì thế người ta hay đặt tượng hươu trong văn phòng làm việc để cầu mong công ty mình ăn nên làm ra, hoặc đặt trong nhà để cả gia đình gia chủ đó có thể an hưởng cuộc sống lâu dài nhưng êm đềm và sung túc.

Thiềm thừ, cóc 3 chân, cóc ba chân, cóc tài lộc, cóc ngậm tiền
Chất liệu: Đồng vàng giả cổ

KT: Các kích thước

cóc cầu tài lộc, cóc ba chân, cóc ngậm tiền, cóc đồng, cóc phong thủy cóc cầu tài lộc, cóc ba chân, cóc ngậm tiền, cóc đồng, cóc phong thủy cóc cầu tài lộc, cóc ba chân, cóc ngậm tiền, cóc đồng, cóc phong thủy

Tác dụng phong thủy:

Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân,nó là biểu tượng của Thần Tài,của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc.Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc,nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc,giảm thiểu rủi ro,nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người.Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.

Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập.

Cóc 3 chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà. Tuy nhiên, đừng để cóc đối diện với cửa chính,cửa sổ.Nếu không cóc 3 chân sẽ nhã tiền ra ngoài hết.
Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác…

 

 

Các sản phẩm cụ thể: Thiềm Thừ, Cóc ngậm tiền, cóc tài lộc, cóc phong thủy, vật phẩm phong thủy bằng đồng, cơ sở đúc đồng, cơ sở sản xuất đồ phong thủy

Chúng tôi phân phối các sản phẩm phong thủy, cóc thiềm thừ (cóc tài lộc, cóc phong thủy) bằng đồng vàng và đồng đỏ giả cố, với nhièu mẫu mã, số lượng bất kỳ.

– Cóc ngồi trên tiền

– Cóc ngồi tiền, ôm Thỏi Vàng chữ Phúc

– Cóc 3 chân chạm đất: loại đồng giả cổ

cóc cầu tài lộc, cóc ba chân, cóc ngậm tiền, cóc đồng, cóc phong thủy cóc cầu tài lộc, cóc ba chân, cóc ngậm tiền, cóc đồng, cóc phong thủy cóc cầu tài lộc, cóc ba chân, cóc ngậm tiền, cóc đồng, cóc phong thủy

– Cóc thiềm thừ cõng củ cải (bẹ cải)

– Cóc thiềm thừ dâng tiền (ôm tiền)

– Cóc tiền ngồi Bát Quái

– Hũ Cóc thiềm thừ các loại: Tiểu – Trung – Đại

 

Gậy như ý (vương trượng như ý) là vật mà quan lại thời phong kiến thường dùng đại diện cho quyền lực và địa vị của mình trong triều đình. Đây là pháp khí quan trọng để khẳng định, củng cố địa vị, tăng cường quyền lực và vai trò trong 1 tổ chức, chống lại kẻ tiểu nhân. Tăng thêm công danh, uy quyền,sự tôn nghiêm cho người sở hữu.

Gậy như ý mang lại may mắn cho gia chủ

Ý nghĩa “như ý” của nó là sự hài lòng với những gì mình đạt được và cầu mong sự ổn định, vững bền.

Pháp khí này rất thích hợp cho những người có địa vị cao muốn củng cố quyền lực, tránh kẻ tiểu nhân, cấp dưới lấn quyền. Nó có tác dụng lớn về mặt trong phong thủy cũng như về mặt thẩm mỹ.

Có thể đặt gậy như ý tại phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các sao tốt như Lục Bạch, Bát Bạch, Nhất Bạch phối hợp chiếu đến. Pháp khí này hợp với người giữ chức trưởng trong mọi cơ quan, tổ chức.

Chú ý, tránh đặt gậy như ý ở nơi ô uế như nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp, tối tăm, nơi các hung tinh cùng phối hợp chiếu đến.

Gồm 5 đồng tiền xu phỏng cổ,  xâu thành chuỗi. Mỗi đồng đường kính 3,5cm

Chất liệu đồng vàng thanh khiết giả cổ

tiền xu ngũ đế, tiền ngũ đế, tiền ngũ đế cổ

Ý nghĩa dùng tiền ngũ đế trong phong thủy:

 

Tiền Ngũ đế là 5đồng tiền cổ của 5 vị Hoàng đế cường thịnh nhất triều đại nhà Thanh đó là: Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh.

Theo Phong thuỷ thì các đồng tiền của các thời đại cường thịnh thì khí trường của nó rất mạnh, lại thêm được chế tạo đã nhiều năm nên hấp thu được “thiên khí”; đồng thời phần lớn các đồng tiền cổ được chôn vùi dưới đất nên đã hấp thu được “địa khí”; ngoài ra nó đã được qua tay nhiều người sử dụng nên đã hấp thu được “nhân khí”.

Ba khí Thiên Địa Nhân đều có đủ các đồng tiền có thể tăng cường tài vận rất mạnh.

tiền xu ngũ đế, tiền ngũ đế, tiền ngũ đế cổ

Mẹo thuật dân gian
Nên treo ở các phương vị tài lộc. Có thể dùng kết hợp với tượng kỳ lân, tỳ hưu hoặc thiềm thừ để tăng cường mạnh tài vận.

Tháp văn xương, tháp phong thủy 7 tầng, 9 tầng 

Kích thước: cao 10cm, 15cm, 18cm, 28cm, 45cm, 60cm

Chất liệu: đồng

 

– Đây là hình tượng tháp 7 tầng hay 9 tầng tại Trung Quốc, Bình Sơn nguyên lãng, chuyên dùng để kích hoạt cho việc học vấn, tri thức. Tháp Văn Xương có nhiều chất liệu, có loại bằng đồng, có loại bằng Thạch Anh, có loại bằng Pha Lê. Đúng ra trong Phong Thủy, Tháp Văn Xương không quan trọng việc chọn số tầng, bởi Tháp Văn Xương bên Trung Quốc có nơi làm 7 tầng, có nơi làm 9 tầng. Do đó, các bạn nào đã mua về nhà mà nghe mọi người kháo nhau phải đủ 9 tầng hay 7 tầng mới tốt thì cũng đừng lo ngại hay băn khoăn.

 

– Mô tả: Tháp Văn Xương biểu tượng của trí tuệ rất lợi cho học sinh học hành đỗ đạt, tiến lên trong con đường công danh sự nghiệp. Ở vùng Bình Sơn, Nguyên Lãng, Trung Quốc thường xây loại tháp này, nên nghe nói các làng này thường sinh ra người tài giỏi đỗ đạt làm quan to. Ngoài ra chùa tháp còn có khả năng ngăn ngừa hung khí, tà ma bởi và được sử dụng trong việc loại trừ ma quỉ. Nó cũng rất hữu dụng cho những ai sắp trải qua những kỳ thi cử quan trọng hoặc những người muốn tăng tiến về trí tuệ và công danh.

Cách dùng: Trẻ em nên đặt tháp này ở đầu giường, người lớn đặt trên bệ, học giả nên đặt trên giá sách. Bày tại vị trí văn xương để kích hoạt sao văn xương trong nhà

Cóc ôm thỏi vàng cao 23cm, Cóc ngậm tiền xu, thiềm thừ, Cóc 3 chân, cóc phong thuỷ, cóc đồng tài lộc
Chất liệu: Đồng vàng hoặc đồng đỏ mắt cua.
Kích thước: Cao 23cm, nặng 2kg

 

Thiềm thừ, cóc 3 chân, cóc tài lộc, cóc ngậm tiền ) có tác dụng gì trong phong thủy?

 

Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân,nó là biểu tượng của Thần Tài,của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc.Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc,nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc,giảm thiểu rủi ro,nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người.Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ.

Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Trung Quốc xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập.

Cóc 3 chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà. Tuy nhiên, đừng để cóc đối diện với cửa chính,cửa sổ.Nếu không cóc 3 chân sẽ nhã tiền ra ngoài hết.
Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác…

 

– Đôi nét về Thiềm THừ, cóc ba chân:

Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh xấu, được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.

Thiềm Thừ khi “thỉnh” về cũng cần làm thủ tục “khai quang điểm nhãn” tương tự như Tỳ Hưu, tuy nhiên vẫn có chút khác biệt. Trình tự “khai quang điểm nhãn” cho Thiềm Thừ như sau:

1.Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
2.Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
3.Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
4.Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
5.Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
6.Lấy một chút nước chè vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là “khai quang điểm nhãn”.
7.Khai quang hoàn tất.
Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.

Thiềm Thừ nên được bày trong phòng khách, trên bàn làm việc hoặc văn phòng. Khi chưng Thiềm Thừ, bạn cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.

Nhiều người quan niệm, buổi sáng trước khi đi làm nên quay đầu Thiềm Thừ ra phía cửa, buổi tối đi làm về thì quay ngược đầu cóc vào nhà. Điều này hàm ý “đớp” tiền ở ngoài rồi “nhả” vào nhà mình. Tuy nhiên, nếu bạn nào đã có lần đọc truyền thuyết về Thiềm Thừ hẳn sẽ biết “Ông đến từng nhà và nhả tiền vào nhà” chứ không phải kiếm tiền ở ngoài mang về. Dẫu vậy, điều này còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và mỗi vùng khác nhau.

Theo ý kiến của người viết, cho dù bạn am hiểu về phong thủy hay không, cũng nên chưng Cóc Thiềm Thừ trong phòng khách. Đó là một vật phẩm phong thủy vừa có tính thẩm mỹ, vừa sang trọng, lại đem đem tới nhiều điềm lành và tài lộc cho gia đình.

Kỳ lân Tống Tử, Tỳ Hưu Tống Tử, Cầu Con Quý Tử,  Vật phẩm phong thủy

Các KT: cao 12cm và 13cm

Chất liệu: Đồng vàng, đồng vàng giả cổ, đồng mắt cua

– Kỳ lân tống tử phong thủy 1 đồng tử cưỡi

kỳ lân tống tử cầu con phong thủy kỳ lân tống tử cầu con phong thủy 1 kỳ lân tống tử cầu con phong thủy 3

 

– Kỳ lân tống tử phong thủy loại 2 đồng tử cưỡi

kỳ lân tống tử cầu con phong thủy 4 kỳ lân tống tử cầu con phong thủy 5

Ý nghĩa Kỳ Lân Tống Tử:

 

Nếu muốn sinh con trai thì có thể dùng Kỳ Lân Tống Tử là điềm Kỳ Lân ban quý tử, công dụng lớn nhất của biểu tượng này là để người kết hôn lâu rồi mà hiếm muộn hay những người cầu có con nỗi dõi.Mức độ ứng nghiệm rất cao.

Truyền thuyết kể lại rằng:
Ngày Khổng Tử ra đời có con Kỳ Lân đến nhà và nhả ra 1 quyển sách ngọc. Sau khi Khổng Tử ra đời mọi người đều gọi ông là Kỳ Lân con, Kỳ Lân Tống Tử từ đó mà ra.

Kỳ Lân tống tử, cầu con quý tử, dành cho những ai hiếm muộn đường con cái

kỳ lân tống tử cầu con phong thủy 6

Hình tượng trái đào ông thọ cưỡi chim hạc là một biểu tượng số 1 cho sự trường thọ, thanh tịnh và sức khỏe dồi dào.

KT: cao 16cm, cao 40cm
Chất liệu: Đồng đỏ mắt cua

tượng ông thọ ngồi quả đào, tượng mừng thọ chúc thọ tượng ông thọ ngồi quả đào, tượng mừng thọ chúc thọ 1 tượng ông thọ ngồi quả đào, tượng mừng thọ chúc thọ 2 tượng ông thọ ngồi quả đào, tượng mừng thọ chúc thọ 3 tượng ông thọ ngồi quả đào, tượng mừng thọ chúc thọ 4

=========================

Trái Đào: Không có thứ hoa trái nào giàu tính biểu tượng như trái đào, thậm chí mỗi bộ phận trên cây đào cũng chứa đựng hàm ý riêng: cây đào xum xuê trái là lời cầu mong sức khỏe đến mọi thành viên gia đình, gỗ đào để chống lại những linh hồn quấy phá hoặc yêu ma (thời xưa cung tên, mũi tên thường được làm bằng gỗ đào). Nhưng nhìn chung, bộ phận có giá trị biểu tượng lớn nhất vẫn là quả đào.

Theo truyền thuyết, đào là một những loài cây được trồng trong vườn Bất Tử ở núi Thánh và trong khu vườn của Vương Mẫu nương nương, nổi tiếng đến mức Vua khỉ Tôn Ngộ Không thèm khát đến độ phải đi ăn trộm thứ quả này để được trường sinh bất lão… Bày một cành đào bằng ngọc bích hoặc treo tranh vườn đào tiên trong phòng khách sẽ giúp kích hoạt nguồn năng lượng trường thọ trong ngôi nhà gia chủ.

Chim hạc:

Việc sử dụng hạc (hay “Nhất phẩm điểu”) làm biểu tượng của sự may mắn và sự trường thọ bắt nguồn từ xa xưa, dưới thời của hoàng đế Phục Hy (Trung Hoa). Mỗi tư thế của chú hạc đều mang một ý nghĩa nhất định:
Nếu là hạc đang bay vút lên lên trời, nó tượng trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường. Cũng bởi lý do đó, trong đám tang của người Hoa, con hạc thường được đặt ở giữa nắp áo quan. Riêng với hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả. Hình ảnh ấy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.

Loài “chim tiên” này biểu trưng cho tính trường tồn, hạnh phúc và những chuyến bay suôn sẻ. Người ta trưng tượng con hạc ở trong nhà hay ngoài vườn để kích hoạt sự giao thoa đồng điệu của hạnh phúc và tính hài hòa nói chung.

Nếu đặt một bức tượng hạc nhỏ hoặc treo tranh hạc ở phía Nam thì con hạc đó sinh sôi nhiều cơ hội tốt; nếu ở phía Tây thì nó mang vận may cho con trẻ nhà gia chủ; phía đông thì hạc chở khí tốt có lợi cho con trai và cháu trai; và nếu nằm ở phía Tây Bắc, nó kích hoạt sự trường tồn cho cả dòng tộc nhà gia chủ, đặc biệt là tuổi thọ của tộc trưởng.

Ông Thọ
Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.

Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy âm để dưỡng dương.

Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:

– Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.

Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:

– Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?

Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội.