Quà tặng mỹ nghệ, quà tặng sự kiện, quà tặng trống đồng
  • nguyenviet109@gmail.com
  • 08:00 - 18:00
  • 0986.896.995
  • Tranh Chữ Tâm Cá chép chơi trăng, Lý ngư vọng nguyệt0

Tranh Chữ Tâm Cá chép chơi trăng, Lý ngư vọng nguyệt

Giá: Liên hệ
Chữ Tâm, Cá chép chơi trăng, Lý ngư vọng nguyệt, Ý nghĩa chữ Tâm, Tranh đồng, tranh chữ đồng, Quà tặng truyền thốngKích thước 60x60cm; 80x80cm ý nghĩa chữ tâmTrong truyện Kiều, Nguyễn Du
  • Hà Nội : Số 407 Giải Phóng (Gần chân cầu vượt Vọng)

Hotline: 0986.896.995 - 0966.896.995

  • Sài Gòn: 518/9 Cách Mạng Tháng 8, Q.3.

Tel: 0366.01.0000

Thông tin chi tiết

Chữ Tâm, Cá chép chơi trăng, Lý ngư vọng nguyệt, Ý nghĩa chữ Tâm, Tranh đồng, tranh chữ đồng, Quà tặng truyền thống

Kích thước 60x60cm; 80x80cm

tranh chữ tâm bằng đồng cá chép chơi trăng

 

ý nghĩa chữ tâm

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
“Tâm” được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về “Tâm” Phật giáo như sau:

1: “Tâm” là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

2. “Tâm” là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

3. Không chỉ là ý thức, “Tâm” còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. “Tâm” không chỉ là lý mà còn là tình. Cái “Tâm” này chính là “manas”;

4. Ở góc độ “Tâm” là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

5. “Tâm” còn là sự tổng hợp của tất cả cái “Tâm” theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

6. Trong Phật giáo, “Tâm” còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.

Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ “Tâm” vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ “Tâm”.

Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy “yên tâm”, “an tâm”.

Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái “Tâm” không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an “Tâm” thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo.

1. Quan niệm về chữ “Tâm” trong Phật giáo Việt Nam

Một là, cái “Tâm” bác học. Nội dung của nó bao gồm cả 6 cấp độ như đã được trình bày ở trên. Cách hiểu về “Tâm” theo khuynh hướng này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm “Tâm” của Phật giáo Trung Hoa.

– Chữ “Tâm” viết theo tiếng Hán có hình một trái tim (một vùng trăng khuyết, ba sao trên trời). Chữ này có nghĩa khá rộng vừa chỉ tinh thần, ý thức, lại vừa chỉ tình cảm, lý trí; vừa là trái tim lại vừa là tên chung để chỉ những phẩm chất của trí óc. Ngoài ra, nó còn chỉ những cái ở giữa (trung gian, trung tâm).

Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, chữ này có nội hàm và ngoại diên càng mở rộng. Ngoài nghĩa trên nó còn chỉ tám thức (bát thức): nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, tị thức, ý thức, mạt na thức (thức thứ bảy), Alạida thức (thức thứ tám) và kết hợp với nhau giữa chúng.

Trong Phật giáo còn có một cái “Tâm” nữa, đó là tự tính thanh tịnh “Tâm” (Kiên thực tâm) hay Như Lai Tạng tâm (Chân như). Như vậy, trong Phật giáo có tới 10 “Tâm”.

– “Tâm” được hiểu là nơi cư trú của hoạt động tinh thần của con người. Nó còn mang ý nghĩa là lương tâm đạo đức, tấm lòng, lòng bao dung, nhân ái độ lượng, vị tha, thương người như thể thương thân.

“Tâm” còn biểu hiện là sự cảm thông, biết chia sẻ với người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. “Tâm” là tâm tính, tâm can, tâm tư, tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho công việc cho sự nghiệp, lý tưởng của mình. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” bác học cũng ảnh hưởng nhiều tới con người Việt Nam.

Hai là, cái “Tâm” bình dân, nó góp phần hình thành nên nền Phật giáo dân gian ở Việt Nam. Đây chính là một trong những biểu hiện sự biến đổi của Phật giáo khi vào Việt Nam để hoà hợp với đời sống và sự nhận thức của người dân nơi đây. Trong sáu cấp độ “Tâm” nói trên, ở Việt Nam, Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo dân gian nhấn mạnh mặt chủ quan tình cảm trong khía cạnh thử ba trong khái niệm “Tâm”

Hiểu theo cách này, “Tâm” chính là lòng, bụng, dạ, ruột… là phần bên trong của cơ thể con người, là cái quan trọng nhất, dễ nhận biết được. “Tâm” là tâm lực, là sự tập trung cao độ của sức lực con người. Ở mỗi người, ai cũng tồn tại cái “Tâm” trong mình. Vì thế, trong cư xử giữa con người với con người, điều quan trọng là tấm lòng, là thành “Tâm”, thực bụng sống hết lòng vì nhau.

Vì thế, với người Việt Nam, người ta thường sử dụng chữ lòng thay cho chữ “Tâm”. Điều này được phản ánh đậm nét trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, trong các câu chuyện cổ dân gian

 

Ý nghĩa cá chép chơi trăng: 

Có thể nói đây là một trong những bức tranh đẹp trong số những bức tranh đẹp nhất của nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. Vẻ đẹp toát lên ngay từ hình tượng độc đáo với một bố cục rất ấn tượng nhưng hài hòa và cân đối. Nhưng chính biểu tượng của bức tranh đã làm nên sự vi diệu, sâu lắng và sự minh triết trong bức tranh này. Cá chép là loài cá nước ngọt rất phổ biến, theo truyền thuyết nó được lựa chọn làm biểu tượng cho ý thức vươn lên trong cuộc sống : loài cá ứng cử cho đẳng cấp cao nhất trong vũ trụ là Rồng. Hình tượng cá chép trong tranh kết hợp với một hình tượng qui ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Đó chính là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước. Trên thực tế, không có bóng trăng soi đáy nước, mà chỉ có bóng trăng soi mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong tranh này là một hình tượng qui ước. Hình tượng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho ảo ảnh của một giá trị đích thực được biểu tượng bằng mặt trăng trên không gian. Hình tròn của mặt trăng là biểu tượng của sự hoàn thiện, viên mãn đích thực. Nhưng con cá chép trong tranh lại không tìm về giá trị đích thực, mà lại tìm những ảo ảnh của cuộc đời. Phải chăng hàm nghĩa của bức tranh muốn nhắn gửi thế nhân : Hãy tìm về sự hoàn thiện, viên mãn của con người. Lời chú của bức tranh : “Lý Ngư Vọng Nguyệt” (Cá Chép Trông Trăng), chính là sự minh chứng cho tính minh triết sâu sắc của bức tranh này, qua biểu tượng tuyệt vời của nó.
Trong khi cũng có nhiều nhận xét khác nhau cho bức tranh này. Nếu bức tranh được chú là “Lý Ngư Vọng Nguyệt Ảnh” (Cá Chép Trông Bóng Trăng), thì nó sẽ gần với hiện thực hơn; nhưng tính minh triết và sâu lắng sẽ gần như không còn nữa.