+ Thiềm Thừ hàng chuẩn: cũng như Tỳ Hưu, đây là loại phổ biến nhất do kích thước phù hợp với việc đặt tại bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, tủ kệ nhỏ…
Trên đỉnh đầu có hình “lưỡng nghi”, tức là hình tròn, bên trong vòng tròn có hình tượng như hai con cá quay đầu lại với nhau, giống như hình ở trung tâm của gương Bát quái mà ta thường thấy.Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, tượng trưng cho chòm sao Đại Hùng, bên cạnh lưng có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ
– Đôi nét về Thiềm THừ, cóc ba chân:
Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh xấu, được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.
Thiềm Thừ khi “thỉnh” về cũng cần làm thủ tục “khai quang điểm nhãn” tương tự như Tỳ Hưu, tuy nhiên vẫn có chút khác biệt. Trình tự “khai quang điểm nhãn” cho Thiềm Thừ như sau:
1.Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
2.Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
3.Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
4.Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
5.Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
6.Lấy một chút nước chè vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là “khai quang điểm nhãn”.
7.Khai quang hoàn tất.
Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.
Thiềm Thừ nên được bày trong phòng khách, trên bàn làm việc hoặc văn phòng. Khi chưng Thiềm Thừ, bạn cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.
Nhiều người quan niệm, buổi sáng trước khi đi làm nên quay đầu Thiềm Thừ ra phía cửa, buổi tối đi làm về thì quay ngược đầu cóc vào nhà. Điều này hàm ý “đớp” tiền ở ngoài rồi “nhả” vào nhà mình. Tuy nhiên, nếu bạn nào đã có lần đọc truyền thuyết về Thiềm Thừ hẳn sẽ biết “Ông đến từng nhà và nhả tiền vào nhà” chứ không phải kiếm tiền ở ngoài mang về. Dẫu vậy, điều này còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và mỗi vùng khác nhau.
Theo ý kiến của người viết, cho dù bạn am hiểu về phong thủy hay không, cũng nên chưng Cóc Thiềm Thừ trong phòng khách. Đó là một vật phẩm phong thủy vừa có tính thẩm mỹ, vừa sang trọng, lại đem đem tới nhiều điềm lành và tài lộc cho gia đình.
———————————————————————
– Các Đồ phong thủy khác: TỲ HƯU PHONG THỦY, kỳ hưu, kỳ lân, Tỳ hưu Tống tử, tỳ hưu có cánh, thiên lộc, dê đồng, hươu đồng, chuột đồng, rùa đầu rồng, Thiềm thừ – cóc ngậm tiền, Cá chép vượt vũ môn, mèo đồng, đôi thỏ đồng, Tượng quan công, Tượng khổng Minh, gậy Như Ý