Hình tượng trái đào ông thọ cưỡi chim hạc là một biểu tượng số 1 cho sự trường thọ, thanh tịnh và sức khỏe dồi dào.
KT: cao 16cm, cao 40cm
Chất liệu: Đồng đỏ mắt cua
=========================
Trái Đào: Không có thứ hoa trái nào giàu tính biểu tượng như trái đào, thậm chí mỗi bộ phận trên cây đào cũng chứa đựng hàm ý riêng: cây đào xum xuê trái là lời cầu mong sức khỏe đến mọi thành viên gia đình, gỗ đào để chống lại những linh hồn quấy phá hoặc yêu ma (thời xưa cung tên, mũi tên thường được làm bằng gỗ đào). Nhưng nhìn chung, bộ phận có giá trị biểu tượng lớn nhất vẫn là quả đào.
Theo truyền thuyết, đào là một những loài cây được trồng trong vườn Bất Tử ở núi Thánh và trong khu vườn của Vương Mẫu nương nương, nổi tiếng đến mức Vua khỉ Tôn Ngộ Không thèm khát đến độ phải đi ăn trộm thứ quả này để được trường sinh bất lão… Bày một cành đào bằng ngọc bích hoặc treo tranh vườn đào tiên trong phòng khách sẽ giúp kích hoạt nguồn năng lượng trường thọ trong ngôi nhà gia chủ.
Chim hạc:
Việc sử dụng hạc (hay “Nhất phẩm điểu”) làm biểu tượng của sự may mắn và sự trường thọ bắt nguồn từ xa xưa, dưới thời của hoàng đế Phục Hy (Trung Hoa). Mỗi tư thế của chú hạc đều mang một ý nghĩa nhất định:
Nếu là hạc đang bay vút lên lên trời, nó tượng trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường. Cũng bởi lý do đó, trong đám tang của người Hoa, con hạc thường được đặt ở giữa nắp áo quan. Riêng với hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả. Hình ảnh ấy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.
Loài “chim tiên” này biểu trưng cho tính trường tồn, hạnh phúc và những chuyến bay suôn sẻ. Người ta trưng tượng con hạc ở trong nhà hay ngoài vườn để kích hoạt sự giao thoa đồng điệu của hạnh phúc và tính hài hòa nói chung.
Nếu đặt một bức tượng hạc nhỏ hoặc treo tranh hạc ở phía Nam thì con hạc đó sinh sôi nhiều cơ hội tốt; nếu ở phía Tây thì nó mang vận may cho con trẻ nhà gia chủ; phía đông thì hạc chở khí tốt có lợi cho con trai và cháu trai; và nếu nằm ở phía Tây Bắc, nó kích hoạt sự trường tồn cho cả dòng tộc nhà gia chủ, đặc biệt là tuổi thọ của tộc trưởng.
Ông Thọ
Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc.
Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy âm để dưỡng dương.
Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:
– Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.
Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:
– Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?
Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội.