Tượng đồng vua Hùng Vương cao 20cm
– Cao:20cm cả đế, Rộng 12x12cm
– Chất liệu: Đồng thanh khiết
Tượng vua hùng vương bằng đồng, sản phẩm nhỏ nhắn dùng làm quà tặng mỹ nghệ cho đối tác, quà tặng kỷ niệm, và trưng bày nội thất
===========
– Truyền thuyết khởi đầu
Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”[1].
Lại chép về họ Hồng Bàng như sau: “Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân.”[2].
“Lĩnh Nam chích quái” thời Trần viết rằng: “Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương.” (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên)
– Xã hội Văn Lang dưới thời các vua Hùng
Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc tướng, lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.
Kinh đô của nước đặt ở Phong Châu[3], Phú Thọ.
Công cụ lao đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất.
Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
– Các vị vua
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm[3]. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.
1.Hùng Dương (Lộc Tục)
2.Hùng Hiền (Lạc Long Quân)
3.Hùng Lân (vua)
4.Hùng Việp
5.Hùng Hy (trước)
6.Hùng Huy
7.Hùng Chiêu
8.Hùng Vỹ
9.Hùng Định
10.Hùng Hy (sau)(Chữ “Hy” trong Hùng Vương thứ 5 và thứ 10 có ý nghĩa và cách viết khác nhau)
11.Hùng Trinh
12.Hùng Võ
13.Hùng Việt
14.Hùng Anh
15.Hùng Triều
16.Hùng Tạo
17.Hùng Nghị
18.Hùng Duệ
“DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA”
XUẤT PHÁT TỪ MỤC ĐÍCH TRÊN, MỸ NGHỆ VIỆT NAM (MYNGHEVIETNAM) CHÚNG TÔI ĐẤU TƯ CHO Ý TƯỞNG ĐÓ BẮNG CẢ TẤM LÒNG VÀ TRÍ TUỆ ĐỂ CÓ THỂ MỘT NGÀY NÀO ĐÓ TẤT CẢ CHÚNG TA HIỂU VA NẮM LÒNG NHỮNG TRANG SỬ OAI HÙNG CỦA ÔNG CHA TA..DÂN TỘC VIỆT NAM CHÚNG TA TUY NHỎ VÀ GẮN LIỂN VỚI NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỂN MIÊN, NHỮNG NƯỚC LỚN LUÔN DÒM NGÓ VÀ MUỐN ĐỒNG HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM, NHƯNG KHÔNG THỂ VÀ KHÔNG BAO GIỜI LÀM ĐƯỢC ĐÓ LÀ NHỜ CHÚNG TA LUÔN LUÔN HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN CỦA DÂN TỘC.ĐÓ LÀ SỨC MẠNH CŨA VIỆT NAM. CHÚNG TÔI ĐẢ CÔNG BỐ BỘ TƯỢNG ĐẦU TIÊN GỒM CÁC VỊ DANH NHÂN VIỆT NAM: LẠC LONG QUÂN- ÂU CƠ,PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG, LÝ THÁI TỔ, TRẦN HƯNG ĐẠO, HỒ CHÍ MINH, …
MỔI BỨC TƯỢNG NGHỆ THUẬT NÀY CÓ THẾ ĐỨNG, GƯƠNG MẶT, THẦN SẮC GẮN LIỀN VỚI TỪNG CHIẾN CÔNG, HAY HUYỀN THOẠI VỀ TỪNG DANH NHÂN.