Hoành phi câu đối là nét đặc trưng truyền thồng trong văn hóa Á Đông Nho học, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam. Từ thời xưa, những gia đình có truyền thống và có gia thế trong vùng, như hương, lý, trở lên đến huyện, tỉnh đều treo hoành phi câu đối . Đó cũng, khởi đầu của nét văn hóa truyền thống lâu đời.
Ngày nay thì không chỉ là những nhà quan lại có địa vị, mà người dân bình thường cũng có thể sắm một bộ hoành phi câu đối tốt để trong nhà để thờ cúng gia tiên. Sản phẩm hiện nay cũng đa dạng và có chất lượng tốt, từ gỗ đến chạm đồng, hình hài tứ linh long lân quy phượng, cầu chúc cho gia chủ sung túc, phúc lành, cũng là ước mong của gia chủ cho gia đình yên ấm, an khang, nêu lên đức sáng của tổ tiên để con cháu noi theo.
Vậy hoành phi câu đối có từ bao giờ. Điều này không ai biết được. Có thể là trải qua nghìn năm bắc thuộc, các nét văn hóa của người Việt Nam và Trung Hoa hòa trộn vào nhau, tạo ra sự giao thoa về văn hóa ở vùng đất hình Thái cực có một không hai là Việt Nam này. Thật vậy, Văn hóa Việt Nam là sự giao thoa của các dòng chảy đại văn hóa trên thê giới, từ văn hóa Nho – Đạo của Trung Hoa, đến văn hóa Phật giáo của Ấn độ, hòa trộn nét văn hóa lãng mạn và tinh thế của người Pháp thời cận đại, có cả ở đấy đức tin của Thiên Chúa giáo hòa hợp nơi này.
Hoành phi câu đối ở Trung Hoa xuất hiện từ khi nào. Có lẽ là từ khá xa xưa. Ban đầu là được treo trên các tự miếu, chốn cung đình, rồi sau đó cũng đi vào nhà dân như một sự lan tỏa tất nhiên của đức tốt, nét đẹp ; chẳng khác nào nước chảy chỗ trũng.
Người Trung Quốcvà Việt Nam đều coi trọng thờ cúng tổ tiên ông bà, thờ cùng trời đất và xã tắc.Trong đó con cháu rất coi trọng những lời di huấn của tổ tiên. Người lớn tuổicũng rất chú ý tu dưỡng và truyền lại kinh nghiệm , giao dục con cháu tu thântích đức, là làm rạng danh tổ tiên và mang theo hoài bão lớn lao có ý chí giúpnước, phò vua, an bang, tế thế.
Hoành phi là bức ngang, thường là chỉ ghi vài chữ, từ 3-5 chữ lớn, nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc được đúc kết lại từ tổ tiên dòng tộc, truyền cho con cháu như bí quyết tu thân, tề gia. Lại cũng là câu tán tụng của con cháu với đức sáng của tổ tiên, vì công đức của tổ tiên làm cho nước non, làng xóm để con cháu được thừa hưởng và danh thơm.
Hai bên câu đối là sự tán tụng của người đời, thường là các bậc cao niên, để dành tặng cho gia chủ, đôi khi cũng lại là ước vọng của gia chủ, những người nói tiếp truyền thống của cha ông đi trước để truyền lại lời di huấn của tổ tiên cho con cháu đời đời.
Hai câu đối thường là ảnh hưởng của nhân quả trong Phật giáo, cũng là quy luật âm dương của Đạo gia. Một câu thường mang ý tiền đề, là « Nhân », câu còn lại thường mang ý hậu vận, tức là « Quả » Gieo nhân Thiện, gặt trái Phúc, gieo nhân ác, gặp tai họa. Đó là điều tổ tiên muốn nhắc nhở con cháu, vì sự kêu ngạo của con người là vô hạn độ, nếu không lưu lại giáo huấn, họ sẽ phóng túng bản thân tùy thích mà lựu lại hậu hoạn vô cùng, ảnh hưởng đến cả tổ tiên dòng tộc.
Tích Đức hành Thiện là đạo lý từ xưa đến nay. Công danh lợi lộc hết thảy đều là Đức tích từ tổ tiên và của bản thân người đó, đức cao, dày thì làm quan, giàu có chứ thực thì không hẳn ở cái tài vặt của bản thân. Như vậy là Đức rất quan trọng. Điều này thế hiện ở việc hoành phi thường có chữ Đức. Đức Lưu Quang, vv…. Muốn tích đức thì phải làm theo Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín, phải có Hiếu, vì có câu bách hạnh Hiếu vi tiên, tránh xa dâm, gian, , dối trá, lừa lọc, tham lam, đố kỵ,…. tu cái khẩu của bản thân, trừ bỏ căn họa mà đắc được phúc báo. Vì quy luật trong trời đất, nghiệp thì phải trả, phúc thì được hưởng. Đó là không thể nào làm khác được. Sức con người thì hẹp, còn Đạo trời đất thì vô cùng.
http://mynghevietnam.com/hoanh-phi-cau-doi-359942s.html
https://mynghevietnam.vn/danh-muc/do-tho-cung/hoanh-phi-cau-doi/